Đâu là điểm khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo? Tại sao doanh nghiệp lại cần cả hai?

Đâu là điểm khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo? Tại sao doanh nghiệp lại cần cả hai?

01/08/2017 00:08

Rõ ràng, Marketing Quảng cáo dường như là hai từ đồng nghĩa - hai từ có thể được sử dụng thay thế cho nhau để mô tả một quá trình giúp đỡ các doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hơn. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có một sự khác biệt rất lớn và hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp doanh nghiệp có được một cách tiếp cận đầy đủ về việc làm thế nào để đạt được mục tiêu kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.

Theo định nghĩa, Marketing là một hoạt động, một bộ các quy tắc và quy trình sáng tạo, giao tiếp, truyền tải, trao đổi những đề xuất chứa đựng các giá trị cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội. Hay nói cách khác, đó là việc lập kế hoạch, thực hiện và phân tích một cách có hệ thống các hoạt động kinh doanh hướng tới việc trao đổi các đề xuất giá trị cho khách hàng nhằm tăng doanh số bán hàng.

Trong khi đó, Quảng cáo là hành động sử dụng thứ gì đó để thu hút sự chú ý của cộng đồng, đặc biệt là thông qua các kênh trả phí hoặc các kênh đại chúng, về sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp tới các khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại.

Marketing và Quảng cáo

Tiếp theo, hãy cùng phân tích các định nghĩa này để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo.

Marketing hoạt động như thế nào?

Xây dựng một kế hoạch Marketing đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực nghiên cứu, chuẩn bị sản phẩm trước khi ra thị trường và bắt đầu phát triển lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Proposition) để tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp. Sau đó, lợi điểm này sẽ hoạt động như một chỉ dẫn, một thông báo sứ mệnh mà sẽ giúp doanh nghiệp phát triển một chiến thuật Marketing hiệu quả.

Doanh nghiệp buộc phải hiểu được những ai là khách hàng tiềm năng và họ muốn gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để từ đó xác định được vị trí thương hiệu trên thị trường và phát triển các tài nguyên cần thiết nhằm mục đích quảng bá thương hiệu.

Marketing và Quảng cáo

Màu sắc, logo và các yếu tố thiết kế khác buộc phải liên kết với những sở thích của khách hàng mục tiêu (target audience). Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp dữ liệu để hỗ trợ cho các hoạt động Marketing, nhận dạng khách hàng mục tiêu và tăng khả năng giành được các khách hàng mới. Thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp không chỉ xác định được nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình mà còn dự đoán được các xu hướng bán hàng và cạnh tranh trong tương lai.

Thông thường, các công ty cung cấp dịch vụ Marketing sẽ tập trung vào chiến thuật bán hàng, quản lý hành vi khách hàng thông qua một loạt các phương pháp, bao gồm khảo sát và bảng câu hỏi, quản lý hành vi trực tuyến và thậm chí là tương tác trực tiếp với khách hàng.

Chiến thuật Marketing có thể được chia thành 4 giai đoạn (4P): Product (Sản phẩm), Place (Địa điểm), Price (Giá cả) và Promotion (Khuyến mãi).

  • Product (Sản phẩm): Ám chỉ sản phẩm hoặc dịch vụ được vào thị trường để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu này có thể đã tồn tại hoặc chưa xác định.
  • Price (Giá cả): Đặt đúng giá là điều rất quan trọng để thành công. Nhiều nhân tố đi kèm với việc quyết định giá bao gồm lợi nhuận, giá trị nhận được và các chi phí cơ hội cho việc không bán được hàng.
  • Place (Địa điểm): Địa điểm chính là nhu cầu. Địa điểm liên quan đến việc xem xét các chiến thuật như chiến lược phân phối chọn lọc (selective distribution), nhượng quyền (franchising) và phân phối độc quyền (exclusive). Địa điểm cũng có thể là các đại lý như cửa hàng offline, các kênh thương mại điện tử hay các nền tảng bán hàng trực tuyến (online).
  • Promotion (Khuyến mãi): Tất cả các cách thức truyền thông được sử dụng để gợi nhắc thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ xuất hiện trong giai đoạn Marketing này hoặc vị trí đặt quảng cáo.

Quảng cáo hoạt động như thế nào?

Marketing và Quảng cáo

Quảng cáo hỗ trợ Marketing bằng cách tạo ra một sự tiếp xúc phù hợp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Hoạt động này khơi gợi sự tò mò trong tâm trí khách hàng mục tiêu, kích thích việc mua hàng nhiều hơn và cuối cùng, hỗ trợ cho kế hoạch Marketing tổng thể để chuyển đổi sự tò mò đó thành các hành vi mua hàng.

Một khi giải mã được ai là khách hàng mục tiêu và bằng cách nào có thể thể hiện được những nét khác biệt của mình thì khi đó, kế hoạch Marketing cần có một chiến thuật cụ thể để định vị thương hiệu trên thị trường một cách tốt nhất.

Mặc dù thông qua Marketing, doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng mình có thể cung cấp đúng sản phẩm họ cần nhưng phải qua Quảng cáo thì mới có thể “nói” với khách hàng về sự tồn tại của sản phẩm đó và tác động trực tiếp (hoặc gián tiếp) tới hành vi mua hàng của họ. Để làm được như vậy, Quảng cáo buộc phải đúng thời điểm, có chiến thuật và nên tập trung vào định vị sáng tạo (creative positioning) và truyền thông (media).

Giao tiếp với khách hàng tiềm năng đúng cách bao gồm cả việc thay đổi cách chia sẻ thông tin, tùy thuộc vào việc họ đang ở giai đoạn nào của chu trình mua hàng. Hành vi mua của khách hàng có thể được chia thành 6 giai đoạn (awareness, knowledge, liking, preference, conviction và purchase), với 3 loại (cognitive, affective và conative). Chiến thuật quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp giải thích, cung cấp thông tin và chuyển các đề xuất tới đúng đối tượng khách hàng thông qua một loạt các cách thức trong suốt chu trình mua hàng của họ.

  • Cognitive (awareness và knowledge): Các khách hàng xử lý thông tin được cung cấp qua truyền thông quảng cáo (advertising communication). Hoạt động quảng cáo nên thể hiện thông tin về những lợi ích sản phẩm để tạo ra sự chú ý.
  • Affective (liking và preference): Khi cảm xúc của khách hàng đã bắt đầu được khơi dậy, họ sẽ muốn gắn kết nhiều hơn với thương hiệu. Lúc này, quảng cáo nên “chứa đựng” cảm xúc.
  • Conative (conviction và purchase): Trong giai đoạn này, người tiêu dùng hoặc là thể hiện ý định mua hàng hoặc là thực sự mua hàng. Khi đã đến giai đoạn này, quảng cáo sẽ phát triển thành một cách thức giải quyết quá trình mua hàng.

Tóm lại:

1. Để thành công trong thị trường hiện đại và đã có dấu hiệu bão hòa, các công ty buộc phải phát triển một chiến thuật Marketing có tính bao quát toàn bộ để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra ngoài thị trường. Quảng cáo là một phần của kế hoạch Marketing đó.

2. Các yếu tố khác bao gồm nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch truyền thông, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm và thương hiệu, phân phối, định vị và phân đoạn thị trường, hỗ trợ khách hàng, chiến lược bán hàng và xác định giá cả. Tất cả những yếu tố này đều cần ngân sách và quảng cáo thường là phần tốn kém nhất trong mọi kế hoạch Marketing.

3. Quảng cáo phải có sự gắn kết chặt chẽ với các phần khác trong chiến lược Marketing tổng thể để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số. Một chiến dịch được triển khai tốt là chiến dịch có thể tồn tại lâu trên nhiều kênh và có khả năng tạo ra tác động mong đợi.

 

Theo Entrepreneur

 

Xem thêm:

6 bước để xây dựng một kế hoạch Social Media Marketing hiệu quả

Tương lai của Marketing: 4 vấn đề về người tiêu dùng mà các Marketer cần biết

Thong ke

Thiết kế App – Lập trình ứng dụng Mobile iOS/Android chuẩn theo yêu cầu

07 - Apr

Chúng tôi sở hữu công nghệ triển khai, vận hành...

Tại sao phải sử dụng SSL?

12 - Mar

Một trong những vấn đề quan tâm hiện nay của...

Thiết kế website chuyên nghiệp

24 - Aug

Tốc độ truy cập nhanh, dễ sử dụng hay nói...

Cách kiếm 5.500 USD mỗi tháng từ làm web stream phim, không cần code

13 - Jun

Chia sẻ của một thành viên trên cộng đồng Seo...

Tất tần tật về cách cài đặt Conversion Tracking trong Google AdWords

30 - May

Hướng dẫn cách cài đặt Conversion Tracking trong Google AdWords...
. HOTLINE TƯ VẤN: 0948 854 888