7 bước SEO đầu tiên sau khi lập một website mới

7 bước SEO đầu tiên sau khi lập một website mới

19/06/2017 20:06

Một khi đã có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, một tên miền (domain) và một website thì đây là những bước tiếp theo bạn cần làm để khiến cho Google và các công cụ tìm kiếm khác dễ dàng tiếp cận với các nội dung trên web của bạn và xếp hạng cho chúng. 
 
Đây là các bước khởi đầu có tác động rất lớn tới khả năng website của bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, lượng traffic và doanh thu bán hàng. 

Bước 1: Cấu trúc website cho các từ khóa mục tiêu (target keyword)

Cấu trúc web có ảnh hưởng lớn đến khả năng nó được xếp hạng.  Để các từ khóa mục tiêu có thứ hạng tốt, bạn cần cấu trúc website nhằm mục đích làm cho mỗi trang hướng tới một bộ các từ khóa có sự liên quan chặt chẽ

Chẳng hạn, ví dụ bạn vừa ra mắt một website cho một cửa hàng bán giày nam. Bạn bán nhiều mẫu giày khác nhau, từ giày da, giày lười cho đến các loại giày thể thao. Bạn muốn sử dụng mỗi mục (Category) tương ứng với một từ khóa mục tiêu và thu hút mọi người tìm kiếm từng loại giày cụ thể. 

Điều này có nghĩa, bạn buộc phải cấu trúc website thành các mục. Mỗi mục sẽ nhắm tới một từ khóa tìm kiếm khác nhau. (Tham khảo cấu trúc web mẫu dưới đây với trang chủ nhắm tới từ khóa chính (“Men’s shoes”) và các mục nhắm tới các từ khóa phụ (Secondary keyword).

Thiết kế website

Cấu trúc website như thế này có nhiều lợi ích. Đầu tiên, nó tạo ra một giao diện rõ ràng và từ khóa mục tiêu cho mỗi trang trên web thay vì có một trang nhắm tới nhiều từ khóa cùng lúc, đồng thời đảm bảo mức độ liên quan tối đa. 

Ngoài ra, cấu trúc website cũng cho phép bạn phân chia sâu hơn từng mục thành các mục phụ. Chẳng hạn, nếu website bán nhiều loại giày da khác nhau cho đàn ông thì bạn có thể phân chia nó để nhắm tới các từ khóa bổ sung với các trang phụ như thế này:

Thiết kế website

Cấu trúc web này cho phép mỗi trang nhắm tới từng từ khóa chính riêng cũng như một bộ từ khóa phụ, giúp từng trang có sự liên quan tốt hơn và cải thiện mức độ hiển thị khi người dùng tìm kiếm tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm (organic search).

Các điểm quan trọng:

  • Đảm bảo mỗi trang của website nhắm tới một từ khóa chính và nhiều từ khóa phụ.
  • Cấu trúc web sao cho mỗi trang có mức độ cụ thể và liên quan càng lớn càng tốt bằng cách sử dụng cấu trúc mẫu như ở trên. 
  • Tránh việc tối ưu từng trang với quá nhiều keyword. Tốt hơn là nên có nhiều trang, mỗi trang có độ liên quan lớn nhất thay vì một trang mà chứa nhiều từ khóa nhưng mức độ liên quan kém.

Thiết kế website

Bước 2: Đảm bảo mỗi trang có nội dung (content) tốt, thân thiện với Google

Năm 2016, content là một nhân tố quan trọng nhất trong chiến thuật SEO on-page nhằm giúp tăng thứ hạng cho website. Do vậy, đảm bảo các nội dung có sự liên kết tốt và có ích cho người dùng là điều tiên quyết. 

Dữ liệu cho thấy, các trang với nội dung trên 2.000 từ thường có thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google so với các trang có nội dung ngắn, ít chữ. Tuy viết các nội dung này sẽ tốn thời gian hơn nhưng nó lại có tác động tích cực hơn đối với thứ hạng web của bạn trong việc tăng thứ hạng cho các từ khóa mục tiêu đó. Đồng thời, việc làm cho các trang có nội dung phong phú cũng sẽ giúp website của bạn có nhiều inbound link (liên kết từ 1 web này đến một web khác) hơn.

Một cách tuyệt vời để sáng tạo content đó là nghĩ về điều mà khách hàng cần và tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ. Nếu bạn có thể giải quyết được vấn đề của khách hàng thì các nội dung trên web của bạn chắc chắn sẽ thu hút được nhiều liên kết giá trị. 

Các điểm quan trọng:

  • Đảm bảo mỗi bài viết trên trang có ít nhất 2.000 từ và có từ khóa mục tiêu trong bài. Tuy nhiên, đừng cố nhồi nhét thật nhiều từ khóa và chèn các từ khóa không liên quan vì điều này sẽ giảm chất lượng nội dung của bạn. Ngoài ra, thuật toán của Google cũng đủ thông minh để phát hiện ra bài viết của bạn liệu có spam từ khóa. 
  • Thêm từ khóa mục tiêu và từ khóa phụ vào các thẻ H1, H2, H3, H4. Đồng thời, chú ý sử dụng cả các từ khóa dài có chứa từ khóa mục tiêu. 
  • Đừng chỉ viết những gì bạn thích. Hãy cố gắng tìm ra vấn đề của người dùng và giúp họ giải quyết chúng.

Bước 3: Tối ưu hóa các thẻ tiêu đề với một từ khóa cơ bản

Thẻ tiêu đề (title tag) là dòng text mà Google sẽ hiển thị như là tiêu đề trang của bạn cho mỗi kết quả tìm kiếm, cũng như dòng text mà sẽ hiển thị trên trình duyệt của người dùng khi họ ghé thăm trang. Do vậy, việc tất cả các trang đều có thẻ tiêu đề đã được tối ưu hóa với các từ khóa mục tiêu là điều rất quan trọng.   

Một thẻ tiêu đề tốt nên mô tả một cách chính xác nội dung trên trang trong khi vẫn đề cập đến từ khóa chính mà bạn đang SEO. Chẳng hạn, trang “Men’s Leather Oxfords” có thẻ tiêu đề như thế này:

Thiết kế website

Tiêu đề này mô tả một cách chính xác nội dung trên trang và cho người dùng biết thứ họ mong đợi sau khi nhấp chuột vào trang kết quả tìm kiếm trên Google. Nó cũng bao gồm từ khóa mục tiêu ở đầu tiêu đề. 

Đây là một ví dụ về việc thẻ tiêu đề ở trên trông như thế nào trên trang kết quả tìm kiếm của Google khi có ai đó tìm kiếm website mẫu này:

Thiết kế website

Bạn có thể thấy từ khóa nằm ngay ở đầu tiêu đề, thu hút sự chú ý của người dùng và cho Google biết rằng trang của bạn có liên quan. Vì site được cấu trúc với mỗi trang nhắm tới một từ khóa cụ thể nên “men’s leather oxford” cũng được nổi bật trên URL. 

Các điểm quan trọng:

  • Sử dụng thẻ tiêu đề với từ khóa mục tiêu và mô tả điều mà người dùng mong đợi khi nhấp chuột vào website của bạn. 
  • Tránh lạm dụng nhiều từ khóa trên thẻ tiêu đề. Sử dụng từ khóa chính chỉ một lần và thêm thông tin liên quan về trang của bạn. 
  • Độ dài thẻ tiêu đề nên dưới 60 ký tự (55 là tốt nhất) để Google không cắt bớt thẻ tiêu đề. 

Bước 4: Thêm thẻ meta description hấp dẫn và tập trung vào hành động 

Meta description là một đoạn thông tin ngắn xuất hiện dưới tiêu đề website và URL trên các kết quả tìm kiếm của Google. Mặc dù meta description không phải là một nhân tố xếp hạng nhưng việc thêm thẻ meta description có liên quan, tập trung vào từ khóa cho mỗi trang trên web cũng là điều quan trọng. 

Một lý do cho điều này đó là meta description có tác động lớn đối với tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Meta description sẽ khuyến khích người dùng click vào kết quả tìm kiếm thay vì lướt qua, làm tăng tổng lượng chia sẻ tìm kiếm rất ấn tượng. 

Dưới đây là thẻ meta desciption cho trang mẫu Men’s leather Oxfords. Bạn có thể thấy kết quả giờ đây gợi ý nhiều chi tiết hơn về điều người dùng mong đợi nhìn thấy cũng như lý do hấp dẫn để họ nhấp chuột (miễn phí vận chuyển).

Thiết kế website

Các điểm quan trọng:

  • Đảm bảo mỗi trang trên website có một thẻ meta desciption riêng vì nó tạo ra sự khác biệt rất lớn tới tỷ lệ nhấp chuột khi người dùng tìm kiếm tự nhiên trên các trang kết quả tìm kiếm. 
  • Thêm từ khóa vào thẻ meta description nhưng đừng lạm dụng.
  • Tập trung khuyến khích người dùng nhấp chuột vì mục tiêu của thẻ meta description đó là để “bán” website cho các khách hàng mục tiêu. 

Bước 5: Cài đặt Google Analytics và thêm Google Search Console vào website

Một khi đã xây dựng website, phát triển nội dung, thêm thẻ tiêu đề và thẻ meta description cho mỗi trang thì đã đến lúc cài đặt Google Analytics. Google Analytics là một phần mềm theo dõi miễn phí cho phép bạn kiểm soát cách mà mọi người sử dụng website của bạn cũng như cách mà họ tìm ra nó.

Thiết kế website

Từ khía cạnh SEO, Google Analytics là một công cụ tuyệt vời để phát hiện ra các cơ hội nhằm tối ưu hóa website cao hơn cho các từ khóa cụ thể. Hãy cài đặt Google Analytics ngay sau khi bạn ra mắt website vì nó sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu ngay từ ban đầu nên bạn có thể tối ưu hóa web tốt hơn sau này. 

Để thiết lập Google Analytics, truy cập vào Google.com/Analytics và đăng ký bằng tài khoản Google của bạn. Nếu sử dụng WordPress, bạn có thể thêm code sử dụng Google Analytics bằng cách dùng plugin Yoast. 

Search Console là một nền tảng của Google dành cho các webmaster. Nó cho bạn khả năng truy cập vào các dữ liệu giá trị về cách mà các website vận hành trên Organic search, bao gồm các từ khóa mục tiêu, tỷ lệ nhấp chuột cho từng từ khóa, tổng số lần từ khóa xuất hiện và các số liệu giá trị khác.

Thiết kế website

Để thêm website vào Google Search Console, hãy truy cập vào Google.com/Webmasters. Vì site của bạn đã được liên kết với tài khoản Google Analytics nên bạn có thể bắt đầu sử dụng Google Search Console mà không cần bất cứ quá trình xác thực thêm nào cả.

Hai bước này tuy có vẻ không quan trọng ở giai đoạn bắt đầu nhưng chúng sẽ trở nên rất hữu ích khi web của bạn bắt đầu “đua” thứ hạng cho các từ khóa mục tiêu của nó và tạo ra traffic. 

Các điểm quan trọng:

  • Cài đặt Google Analytics và Google Search Console sẽ cung cấp cho bạn những insight đầu tiên về việc website sẽ hoạt động như thế nào. 
  • Search Console sẽ giúp bạn nắm được các cơ hội tuyệt vời để tối ưu hóa website trên các trang tìm kiếm. Thế nên, đừng quên check nó một hoặc hai lần một tuần.

Bước 6: Kết nối bạn bè và những người ảnh hưởng để tạo liên kết

Một cách tuyệt vời để bắt đầu hình thành liên kết tới website đó là kết nối với mạng lưới quan hệ của bạn – bạn bè, những người ảnh hưởng và các đồng nghiệp – và nhờ họ quảng cáo website giúp bạn. 

Hình thành liên kết là một quá trình đòi hỏi thời gian nên ngay từ những ngày đầu mới mở website, hãy thực hiện ngay bước này. Một vài người liên kết tới website thường sẽ giúp cải thiện khả năng hiển thị cho một vài từ khóa. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng guest blogging để quảng cáo cho website của bạn. 

Các điểm quan trọng:

  • Đừng lo lắng quá nhiều về các nhân tố như tối ưu hóa anchor text ở thời điểm này vì mục tiêu của bạn ngay bây giờ chỉ là thiết lập một profile liên kết thật mạnh.
  • Tận dụng các mối quan hệ và guest blogging sẽ giúp quảng bá website của bạn đến với nhiều người dùng hơn nữa. 

Bước 7: Xây dựng một chiến thuật dài hạn để cho kết quả SEO liên tục

Nếu muốn các từ khóa cạnh tranh được xếp hạng thì bạn cần phải kết hợp một chiến thuật SEO dài hạn với một mục tiêu rõ ràng, các giai đoạn và tầm nhìn cụ thể. 

Chiến lược này có thể liên quan tới content marketing hoặc đơn giản chỉ là vấn đề tiếp cận với chủ sở hữu các website khác để đề xuất tạo liên kết.

Không hề có một cách đúng đắn nào để làm SEO vì mỗi web mỗi khác và chiến thuật SEO của từng người đều gần như là duy nhất.

 

RankerX là phần mềm SEO tốt nhất hiện có. Hãy cùng trải nghiệm nhé!

Download Tải RankerX tại đây

Theo Digital Marketing Institute

 

Xem thêm:

Các kỹ thuật SEO On-page để được xếp hạng trên trang đầu tiên – năm 2017

10 kỹ thuật SEO Off-page cho website cần phải biết trong năm 2017

5 thủ thuật hay để SEO từ khóa lên TOP google nhanh nhất

Thong ke

Thiết kế App – Lập trình ứng dụng Mobile iOS/Android chuẩn theo yêu cầu

07 - Apr

Chúng tôi sở hữu công nghệ triển khai, vận hành...

Tại sao phải sử dụng SSL?

12 - Mar

Một trong những vấn đề quan tâm hiện nay của...

Thiết kế website chuyên nghiệp

24 - Aug

Tốc độ truy cập nhanh, dễ sử dụng hay nói...

Cách kiếm 5.500 USD mỗi tháng từ làm web stream phim, không cần code

13 - Jun

Chia sẻ của một thành viên trên cộng đồng Seo...

Tất tần tật về cách cài đặt Conversion Tracking trong Google AdWords

30 - May

Hướng dẫn cách cài đặt Conversion Tracking trong Google AdWords...
. HOTLINE TƯ VẤN: 0948 854 888