Những điều cơ bản về Wordpress (Phần 2)

Những điều cơ bản về Wordpress (Phần 2)

07/05/2020 21:05

Trong nội dung phần 1, chúng tôi đã chia sẻ về khái niệm CMS, phân biệt Wordpress.com và Wordpress.org, và bước đầu tiên khi sử dụng Wordpress đó là bước cài đặt. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ các bước tiếp theo nhé.

Bước 2: Điều hướng trong Bảng điều khiển Wordpress

Sau khi hoàn tất việc cài đặt, điều đầu tiên bạn muốn làm là đăng nhập vào bảng điều khiển quản trị viên Wordpress. Thông thường, có một liên kết tới trang đăng nhập ở mặt trước của blog Wordpress. Tuy nhiên, một số giao diện website không có liên kết này. Trong trường hợp này, cách dễ nhất để đăng nhập vào Wordpress là thêm wp-admin vào cuối trang web của bạn như sau:

Cơ bản về wordpress

Địa chỉ URL này sẽ hướng bạn đến màn hình đăng nhập, nơi bạn sẽ được yêu cầu nhập tên người dùng và mật khẩu của quản trị viên. Hãy nhớ rằng bạn đã nhập các thông tin này trong quá trình cài đặt Wordpress. Nếu bạn quên mật khẩu, hãy bấm vào Quên mật khẩu? Để có thêm chi tiết về cách đăng nhập Wordpress hãy tìm ở đây.

Cơ bản về wordpress

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy bảng điều khiển của quản trị viên. Đây là nơi cung cấp cho bạn tổng quan về toàn bộ trang web của bạn và có 3 phần chính:

Cơ bản về wordpress

  1. Một thanh công cụ ở đầu trang chứa các liên kết đến các chức năng và tài nguyên quản trị được sử dụng phổ biến nhất. Ví dụ: Nếu bạn di chuột qua tên trang web của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết đến chế độ xem công khai của trang web. Nó cũng hiển thị các thông báo đơn giản như cập nhật và đếm bình luận mới.
  2. Menu điều hướng chính ở phía bên trái chứa các liên kết đến tất cả các màn hình quản trị của Wordpress. Nếu bạn di chuột qua một mục menu, một menu con với các mục bổ sung sẽ hiển thị.
  3. Khu vực làm việc chính

Lần đăng nhập đầu tiên vào bảng quản trị Wordpress, bạn sẽ thấy một mô-đun chào mừng có chứa một số liên kết hữu ích để giúp bạn khởi động. Khi bạn cảm thấy thoải mái với bảng điều khiển, nhấn nút Dismiss (Loại bỏ) để ẩn mô-đun này.

Các mô-đun khác:

  1. Hộp At a Glance sẽ cho bạn biết bạn có bao nhiêu bài viết, trang và bình luận. Nó cũng hiển thị phiên bản Wordpress và giao diện website bạn đang sử dụng.
  2. Hộp Activity cung cấp cho bạn thêm một chút thông tin về bài đăng và bình luận mới nhất. Nó cho thấy trang thái của tất cả các bình luận và một danh sách ngắn các bình luận gần đây nhất.
  3. Hộp Quick Draft, nhập nội dung vào đây sẽ bắt đầu một bài đăng mới. Tuy nhiên, bạn không thể xuất bản từ đây vì hộp này chỉ dành cho việc lấy ý tưởng bài đăng trên blog để bạn quay lại sau.
  4. Wordpress News: Mô-đun này hiển thị các tin tức mới nhất về Wordpress.

Mỗi cửa sổ này có các mũi tên nhỏ mà bạn có thể sử dụng để ẩn các hộp đi nhanh chóng. Bạn cũng có thể kéo và thả chúng vào những vị trí khác nhau.

Bước 3: Xuất bản nội dung

Tạo một trang web với Wordpress bắt đầu bằng việc xuất bản một bài đăng mới hoặc một trang mới. Bạn có thê tự hỏi - sự khác nhau giữa bài viết và trang là gì?

Câu trả lời rất đơn giản. Bài viết Wordpress có thể được phân loại, gắn thẻ và lưu trữ. Bài viết viết này được sử dụng để xuất bản nội dung nhạy cảm với thời gian. Ngược lại, các trang chủ yếu dành cho nội dung tĩnh, không có dữ liệu. Chúng không có phân loại hoặc gắn thẻ. Liên hệ với chúng tôi hoặc Giới thiệu về trang là những ví dụ tốt nhất về các trang.

Bước 3.1 Tạo một bài đăng mới

Để tạo một bài đăng Wordpress mới, hãy mở phần Add New (Thêm mới) trong Posts (bài đăng) hoặc chọn New -> Post để đăng từ thanh công cụ trên cùng.

Sẽ có một màn hình chỉnh sửa hiện lên với một loạt các tính năng đăng. Điều đầu tiên bạn nên làm là nhập tiêu đề cho bài viết. Sau đó, nhập nội dung thực tế của bài viết vào trường bên dưới. Nếu bạn muốn định dạng văn bản, hãy sử dụng tùy chọn ở thanh công cụ. Nó tương tự như trong MS Word hoặc bất kỳ trình soạn thảo văn bản phổ biến khác.

Ở phía bên phải màn hình, bạn có thể thấy những hộp meta. Mỗi hộp này có một chức năng riêng.

  • Publish: Tại đây bạn có thể thay đổi trạng thái và sự hiển thị của bài đăng, lên lịch trình cho nó. Bằng cách nhấp vào nút Publish, bài đăng của bạn sẽ xuất hiện ngay lập tức. Nếu bạn muốn xóa nó, hãy nhấn nút Move to Trash.
  • Categories: Trong hộp này, bạn có thể chỉ định bài đăng của mình cho một danh mục cụ thể. Thậm chí bạn có thể tạo một cái mới bằng cách nhấn nút +Add New Category (thêm danh mục mới)
  • Tags: Hộp này cho phép thêm thẻ mới nhanh chóng
  • Featured Image: Ở đây bạn có thể chọn một ảnh đại diện cho bài viết. Nó sẽ hiển thị ở đầu bài.

Bước 3.2 Tạo một bài trang mới

Để tạo một trang Wordpress mới, hãy mở phần Add New dưới menu Pages hoặc nhấp vào nút New-> Page ở trên đầu thanh công cụ.

Phần Add New page có trình soạn thảo văn bản WYSIWYG giống hệt như phần Posts có. Do đó, quá trình nhập văn bản và định dạng là như nhau.

Bạn cũng có thể nhận thấy rằng phần Pages không có hộp meta Tags (thẻ) và Categories (danh mục). Thay vào đó, nó có một hộp tên là Page Attributes (thuộc tính trang). Trong phần này, bạn có thể thay đổi thứ tự các trang của mình và đặt các trang mẹ. Điều này rất hữu ích nếu bạn muốn có một số trang trong một trang mẹ.

Bước 4: Cài đặt Plugin Wordpress

Mục đích chính của plugin Wordpress là mở rộng chức năng Wordpress. Chỉ bằng cách cài đặt và kích hoạt một plugin, bạn có thể thêm các tính năng mới vào trang web Wordpress mà không cần bất kỳ mã hóa nào. Có hàng ngàn plugin miễn phí và trả phí được xây dựng cho các mục đích khác nhau: từ chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội đến bảo mật. Vì vậy, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy một plugin phù hợp với nhu cầu của bạn.

Cài đặt plugin Wordpress là một nhiệm vụ dễ dàng ngay cả với người mới bắt đầu. Các plugin miễn phí và freemium có sẵn trên thư mục plugin Wordpress.org. Cũng giống như giao diện website, chúng có thể được cài đặt bằng cách sử dụng trình cài đặt Wordpress có sẵn. Để cài đặt plugin Wordpress, nhấn nút Add New bên dưới Plugins và nhập tên plugin bạn muốn cài đặt vào trường tìm kiếm. Nhấn nút Install 

Installing WordPress plugins is an easy task even for a beginner. Free and freemium plugins are available on WordPress.org plugin directory. Just like themes, these can be installed by using the inbuilt WordPress installer. To install a WordPress plugin press the Add New button under Plugins and enter the name of the plugin you want to install in the search field. Hit Install và sau đó là nút Activate.

Có hàng ngàn plugin Wordpress cao cấp (trả phí) không thể cài đặt từ thư mục plugin Wordpress chính thức. Nếu bạn đã mua một plugin cao cấp, bạn sẽ phải tự tải nó lên Wordpress. Quá trình này khá giống với việc cài đặt giao diện. Để tiếp tục, nhấn nút Add New bên dưới Plugins và nhấn Upload Plugin. Bây giờ chọn một kho lưu trữ plugin và tải nó lên. Cuối cùng, cài đặt và kích hoạt plugin. Nếu bạn muốn có thêm những chỉ dẫn, hãy xem bài viết này.

Cơ bản về wordpress

Những plugin Wordpress cần thiết

Có rất nhiều plugin Wordpress - thật khó để chọn đúng plugin. Thực tế, nhiều plugin phục vụ cho cùng một mục đích, ví dụ, có hàng tá các plugin Wordpress lưu trữ. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định liệt kê các plugin Wordpress tốt nhất cần thiết cho mọi blog Wordpress.

  • Google XML Sitemaps: Plugin này sẽ tự động tạo bản đồ trang web XML để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt hơn. Nó rất dễ sử dụng và cập nhật nó thường xuyên.
  • Yoast SEO: Có lẽ là plugin SEO phổ biến nhất cho Wordpress. Nó sẽ giúp cải thiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Từ thẻ meta đến mô tả - Plugin Yoast SEO đều có cả.
  • Wordfence Security: Plugin này sẽ giữ cho Wordpress của bạn an toàn khỏi các hacker và phần mềm độc hại. Nó có các mô-đun quét tường lửa và phần mềm độc hại siêu hữu ích.
  • Contact Form 7: Plugin mẫu liên hệ Wordpress đơn giản nhưng vẫn hữu ích. Tạo bất kỳ liên hệ hoặc thậm chí các hình thức tạo khách hàng tiềm năng.

Việc cài đặt Wordpress với hàng tá plugin là không nên vì nó có thể làm giảm hiệu suất của trang web. Giữ Wordpress sạch sẽ bằng cách chỉ cài đặt các plugin thiết yếu và xóa những plugin bạn không sử dụng đến.

Bước 5: Cài đặt giao diện Wordpress

Giao diện của Wordpress có thể được thay đổi bằng cách áp dụng các giao diện website. Có các giao diện Wordpress miễn phí và cao cấp. Một số trong số chúng là tổng quát và có thể được sử dụng trên bất kỳ trang web nào. Những cái khác được xây dựng cho từng mục đích cụ thể, ví dụ, giao diện thương mại điện tử.

Wordpress thực hiện cài đặt giao diện rất dễ dàng. Nó chỉ mất vài phút để cài đặt các giao diện Wordpress miễn phí. Để tiếp tục, hãy truy cập phần Appreance (Giao diện) và tìm kiếm một giao diện đẹp mắt. Bạn có thể thậm chí lọc giao diện theo tính năng hoặc màu sắc.

Tính năng xem trước giao diện cho phép bạn xem trang web của mình sẽ trông như thế nào với một giao diện được chọn. Điều này rất hữu ích vì nó sẽ tiết kiệm thời gian của bạn, bạn sẽ không phải cài đặt nhiều giao diện chỉ để tìm được giao diện phù hợp với nhu cầu của mình.

Phương pháp trên chỉ phù hợp với các giao diện miễn phí và freemium. Nếu bạn muốn mua một giao diện cao cấp đẹp mắt thì sao nhỉ? Trong trường hợp này, bạn sẽ phải tải lên các tệp giao diện bằng cách thủ công. Truy cập vào phần Appearance, ấn nút Upload Theme và chọn tệp theme's.zip. Có thể mất vài phút để hoàn tất quá trình tải lên. Sau khi thực hiện xong, chỉ cần Activate giao diện. Các bước này có cần sự chính xác không? Hãy xem ở bài hướng dẫn về cách cài đặt giao diện nhé. 

Cơ bản về wordpress

Bước 6: Tối ưu hóa hiệu suất Wordpress

Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi đã học được cách cài đặt và sử dụng Wordpress để tạo và quản lý trang web của riêng bạn. Khi trang Wordpress của bạn lớn mạnh, số lượng văn bản, hình ảnh, mã và các tệp phương tiện khác cũng sẽ tăng theo. Một trang web lớn hơn có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian hơn để tải. Để tránh thời gian phản hồi chậm trong Wordpress, bạn cũng nên đầu tư thời gian vào tối ưu hóa. Nó sẽ đảm bảo rằng các trang của bạn tải nhanh và hiệu quả, do đó, sẽ làm cho khách hàng truy cập vào sẽ hài lòng và muốn quay lại để tìm hiểu thêm nữa. Mỗi chúng ta đều gặp một trang web chậm ít nhất một vài lần và cảm thấy thất vọng khi phải chờ đợi nó tải đúng không ạ. Tính đến điều đó, dành một chút thời gian để cải thiện tốc độ Wordpress của bạn là một ý tưởng thực sự tốt. Phần tốt nhất về Wordpress là nó rất dễ tối ưu hóa do số lượng plugin và các công cụ khác đều có sẵn. Bạn có thể làm cho trang web Wordpress của bạn nhanh như chớp mà thậm chí không có bất kỳ kiến thức mã hóa nào. Để giúp bạn đi đúng hướng, chúng tôi sẽ để cập đến một vài kỹ thuật tối ưu hóa Wordpress, giúp tăng tốc cho trang web của bạn.

Bước 6.1 Sử dụng Plugin Caching Wordpress

Bước đầu tiên trong việc tối ưu hóa trang web Wordpress của bạn là thiết lập plugin lưu trữ bộ đệm Wordpress. Nói ngắn gọn thì bộ nhớ cache là một lưu trữ dữ liệu tạm thời. Trong hầu hết các trường hợp, dữ liệu hoạt động được lưu trong bộ nhớ cache dẫn đến giảm thời gian tải. Ví dụ: Khi bạn thường xuyên truy cập một trang web, trình duyệt của bạn sẽ có một phần nội dung tĩnh của trang web nằm trong bộ đệm của nó. Do đó, trình duyệt yêu cầu ít tệp và thông tin hơn từ máy chủ, điều này dẫn đến việc tải nhanh hơn. Các plugin bộ nhớ đệm Wordpress hoạt động bằng cách tạo một phiên bản tĩnh của trang web và phân phối nó, thay vì tải tất cả các tập lệnh PHP mỗi khi ai đó làm mới hoặc nhập lại trang web của bạn.

Các plugin Caching Wordpress phổ biến:

  • WP Super Cache
  • W3 Total Cache
  • WP Fastest Cache

Bước 6.2 Tối ưu hóa hình ảnh Wordpress

Tối ưu hóa hình ảnh là một nhiệm vụ quan trọng khác cần được thực hiện để làm cho trang web Wordpress của bạn tải nhanh. Nói chung, có hai vấn đề chính khiến hình ảnh tải chậm:

  • Sử dụng hình ảnh có kích thước quá lớn. Ví dụ: Bạn tải một hình ảnh có kích thước 500x500 nhưng trang web của bạn thay đổi kích thước thành 100x100. Do đó, trình duyệt của khách hàng truy cập sẽ phải tải xuống tệp lớn hơn trước, thu nhỏ nó xuống và sau đó chỉ hiển thị nó. Cách thích hợp là chỉ cần tải lên hình ảnh có kích thước 100x100 để tránh làm giảm quá mức hình ảnh.  Hình ảnh cũng sẽ chiếm ít không gian hơn theo cách đó, dẫn đến tăng tốc độ tổng thể. 
  • Hình ảnh không được nén hoàn toàn. Bạn có thể tiết kiệm rất nhiều không gian và băng thông bằng cách nén đúng hình ảnh của mình. May mắn thay, Wordpress có một plugin tuyệt vời có thể giúp bạn làm điều này có tên là WP Smush.

Trang web Wordpress của bạn có càng nhiều hình ảnh thì nhiệm vụ tối ưu hóa này sẽ càng có lợi.

Bước 6.3 Kích hoạt tính năng nén gzip cho Wordpress

Kích hoạt tính năng nén gzip cho trang web Wordpress là một cách tuyệt vời để tăng tốc độ và hiệu suất. Nói tóm lại, nén gzip hoạt động bằng cách tìm các chuỗi tương tự trong tệp văn bản và thay thế tạm thời, dẫn đến kích thước tệp nhỏ hơn. Các tệp HTML và CSS có rất nhiều văn bản và khoảng trắng lặp đi lặp lại, làm cho việc nén gzip rất hiệu quả. Nhìn chung, nó có thể giảm kích thước của một trang Wordpress lên tới 50-70%.

Có một số cách để kích hoạt tính năng nén gzip:

  • Thông qua tệp .htaccess
  • Thông qua các plugin Wordpress, ví dụ như GZIp Ninja Speed

Một điều mà bạn nên nhớ là nén gzip có thể làm tăng mức sử dụng CPU một chút. Nếu CPU không phải là vấn đề thì nén gzip là một cách thực sự tuyệt vời để tối ưu hóa trang web Wordpress của bạn.

Bước 6.4 Trì hoãn phân tích cú pháp JavaScript trong Wordpress

Hầu hết các giao diện, plugin và tiện ích bổ sung phương tiện truyền thông xã hội sử dụng rất nhiều JavaScript, mặc định được tải trước tiên khi truy cập một trang web. Điều này sẽ làm cho HTML và những nội dung trực quan khác chỉ xuất hiện sau khi JS tải xong. Bạn có thể trì hoãn phân tích cú pháp JavaScript để cho các yếu tố trực quan xuất hiện nhanh hơn, trong khi các nút phương tiện truyền thông xã hội khác và các nội dung khác sử dụng JavaScript sẽ được tải sau đó. Đây là một trong những kỹ thuật được nhà phát triển Google khuyên dùng mà lại thường bị bỏ qua. Trong Wordpress, bạn có thể dễ dàng thực hiện điều đó bằng cách sử dụng các plugin như Java Deferred JavaScripts hoặc Speed Booster Pack. 

Bước 6.5 Sử dụng CDN (Content Delivery Network_Mạng phân phối nội dung)

Việc sử dụng CDN sẽ tăng tốc Wordpress bằng cách lưu trữ nội dung trong nhiều trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. Sau khi khách truy cập vào trang web của bạn, nội dung sẽ được cung cấp bởi trung tâm dữ liệu gần nhất có sẵn để có trải nghiệm giao diện tốt hơn. CDN cũng hoạt động tuyệt vời với các plugin lưu trữ Wordpress và có các giải pháp miễn phí để bạn bắt đầu. Ví dụ: CloudFlare có gói miễn phí cung cấp cả lợi ích của CDN trong khi bảo vệ trang web của bạn khỏi các cuộc tấn công DDoS. 

>>>> Xem thêm: Tại sao bạn cần một CDN cho Blog WordPress của bạn?

Bước 6.6 Xóa chuỗi truy vấn khỏi tài nguyên tĩnh

CTMetrix và các công cụ tối ưu hóa khác đề nghị xóa các chuỗi truy vấn khỏi CSS và JS để cải thiện bộ nhớ đệm của các phần tử đó. Plugin Speed Booster Pack được đề cập trước đây sẽ giúp bạn thực hiện nhiệm vụ này. 

Bước 6.7 Kích hoạt tính năng tải nhanh

Nói chung, khi mở một trang web, tất cả nội dung phải được tải ngay lập tức, được gọi là tải háo hức. Ngoài ra, có thể trì hoãn việc khởi tạo một số đối tượng (ví dụ như hình ảnh) cho đến khi chúng cần thiết, được gọi là lazy loading. Các thực hành phổ biến nhất là chỉ hiển thị hình ảnh khi chúng hiển thị từ góc nhìn của khách truy cập hoặc trong màn hình. Tất cả những gì bạn cần làm để tận dụng lợi thế của kỹ thuật này là cài đặt và kích hoạt một plugin như Lazy Load hoặc Rocket Lazy Load.

Bước 7: Giữ Wordpress an toàn

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, để có một trang web Wordpress thành công, bạn phải tăng cường bảo mật. Wordpress là CMS phổ biến nhất trên thế giới, nó cũng bị hack nhiều nhất. Tuy nhiên, có một vài thứ mà bạn có thể làm để bảo vệ trang web của mình khỏi bị hack và các hoạt động độc hại khác.

Bước 7.1 Luôn cập nhật Wordpress

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để có một môi trường an toàn là luôn cập nhật và sử dụng phiên bản mới nhất của Wordpress, giao diện và plugin. Hầu hết các bản cập nhật bao gồm các chỉnh sửa bảo mật, sửa lỗi và ngăn không cho chúng bị khai thác trong các phiên bản trong tương lai. Một thực tế phổ biến giữa các tin tặc là lợi dung các trang web đang chạy phiên bản lỗi thời của Wordpress với lỗ hổng đã biết. Theo mặc định, Wordpress được cập nhật tự động khi phát hành phiên bản mới, tuy nhiên, nó có thể không phải lúc nào cũng hoạt động hoặc tính năng có thể bị tắt trên một số máy chủ. Nói chung, khi có phiên bản Wordpress mới, thông báo sẽ được hiển thị ở đầu bảng điều khiển. Bạn cũng có thể cập nhật các giao diện và plugin thông qua phần Dashboard-> Updates.

Cơ bản về wordpress

Bước 7.2 Sử dụng tên và mật khẩu người dùng duy nhất

Quản trị viên là tên người dùng được đặt theo mặc định trong tất cả các cài đặt Wordpress. Tuy nhiên, nên thay đổi nó vì nó sẽ thêm lớp bảo mật bổ sung cho thông tin đăng nhập của bạn. Hãy tưởng tượng một tình huống mà ai đó biết mật khẩu của bạn, tuy nhiên, họ không biết tên người dùng. Kết quả cuối cùng là người đó vẫn sẽ không truy cập được bảng điều khiển của bạn vì họ không biết tên người dùng. 

Khi cài đặt mật khẩu, hãy đảm bảo nó bao gồm số, chữ in hoa và ký hiệu đặc biệt. Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc theo dõi tất cả mật khẩu, bạn có thể lưu chúng bằng các công cụ như Last Pass. 

Bước 7.3 Sao lưu Wordpress

Tạo bản sao lưu là một nhiệm vụ quan trọng cho bất kỳ trang web nào. Nó không chỉ làm tăng tính bảo mật mà còn cung cấp cho bạn một cách đáng tin cậy để khôi phục trang web trong trường hợp có lỗi hoặc sự cố không mong muốn. Bạn có thể sao lưu thủ công hoặc tự động. Quá trình thủ công sẽ liên quan đến việc tải xuống các tệp và cơ sở dữ liệu MySQL của trang web Wordpress. Tuy nhiên, nếu bạn tạo nhiều bài đăng mới, thay đổi hoặc quản lý một số trang web khác nhau, tải xuống mọi thứ theo các thủ công thì thật là rắc rối. Ngoài ra, hiện nay, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đều cung cấp sao lưu tài khoản tự động. Là một biện pháp bảo mật bổ sung, bạn có thể sử dụng các plugin Wordpress để tự động sao lưu hàng tháng, hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày. Chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và cũng cung cấp tùy chọn lưu trữ các tệp và cơ sở dữ liệu Wordpress sao lưu vào một vị trí từ xa như DropBox... Bạn có thể sử dụng các plugin như:

  • UpdraftPlus: có khả năng sao lưu đến từ một vị trí từ xa và khôi phục nó
  • BackUpWordpress: sao lưu trọng lượng nhẹ với tự động hóa. Nó cho phép bạn loại trừ các thư mục nhất định, lên lịch thời gian thực hiện và có hỗ trợ cho một số ngôn ngữ khác nhau

Hướng dẫn Wordpress mới nhất

Trong hướng dẫn này, chúng tôi đã chia sẻ về lịch sử, cấu trúc của CMS và các loại lưu trữ Wordpress. Hai phương pháp cài đặt đã được trình bày với một đoạn ngắn về bảng điều khiển, bài đăng, plugin và quản lý chủ đề. Để có một khởi đầu tốt, chúng tôi đã tổng quan về các kỹ thuật tối ưu hóa và tốc độ quan trọng nhất của Wordpress với một vài mẹo bảo mật. Nếu bạn muốn tiếp tục tìm hiểu về Wordpress, hãy tham khảo các bài viết trong trang của chúng tôi nhé.

RankerX là phần mềm SEO tốt nhất hiện có. Hãy cùng trải nghiệm nhé!

Download Tải RankerX tại đây

Thong ke

Thiết kế App – Lập trình ứng dụng Mobile iOS/Android chuẩn theo yêu cầu

07 - Apr

Chúng tôi sở hữu công nghệ triển khai, vận hành...

Tại sao phải sử dụng SSL?

12 - Mar

Một trong những vấn đề quan tâm hiện nay của...

Thiết kế website chuyên nghiệp

24 - Aug

Tốc độ truy cập nhanh, dễ sử dụng hay nói...

Cách kiếm 5.500 USD mỗi tháng từ làm web stream phim, không cần code

13 - Jun

Chia sẻ của một thành viên trên cộng đồng Seo...

Tất tần tật về cách cài đặt Conversion Tracking trong Google AdWords

30 - May

Hướng dẫn cách cài đặt Conversion Tracking trong Google AdWords...
. HOTLINE TƯ VẤN: 0948 854 888