Thiết kế App – Lập trình ứng dụng Mobile iOS/Android chuẩn theo yêu cầu
07 - Apr
Chúng tôi sở hữu công nghệ triển khai, vận hành...23/07/2017 11:07
Sáng tạo nội dung, bất kể cho website, blog hay quảng cáo, đều là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Điều này còn chưa kể đến nội dung tạo ra có thể không hấp dẫn được người đọc như mong đợi. Do vậy, thay vì cố tạo ra những nội dung mới, bạn nên làm mới các bài viết cũ.
Áp dụng nguyên lý Pareto 80/20, 20% bài viết sẽ tạo ra 80% traffic cho blog. Chìa khóa ở đây đó là nhận dạng được những nội dung nào thu hút nhiều người đọc nhất và sau đó, kiểm tra xem liệu có thể thay đổi hoặc cập nhật bất cứ điều gì trong các bài viết đó không để tiến hành xuất bản (đăng) lại.
Nếu đang sử dụng WordPress, chắc hẳn bạn đã từng cập nhật lại các bài viết cũ và thay đổi ngày xuất bản thành ngày hiện tại. Điều này có nghĩa là nó sẽ được đăng một lần nữa như một bài viết mới. Tuy nhiên, điểm khác ở đây là bạn không thay đổi URL bài viết nên các backlink và lượng traffic đã có từ trước đều không bị mất.
Khi ai đó tìm kiếm bài viết của bạn trên Google, họ sẽ có ấn tượng xấu về bạn và sản phẩm của bạn nếu bài viết không còn tồn tại nữa, nghĩa là link bài viết bị hỏng. Đây hoàn toàn là điều chẳng ai muốn cả và cũng không phải là hình ảnh mà bạn muốn để lại trong lòng người đọc.
Do vậy, cập nhật lại nội dung, kiểm tra các thông tin liên quan từ URL cho đến hình ảnh là điều vô cùng cần thiết. Nếu tạo ra được những thay đổi lớn, liên quan và có ý nghĩa cho bài viết cũ thì nghĩa là bạn đã có thêm cơ hội để kéo thêm nhiều traffic về cho blog của mình.
Hơn 91% nội dung mới không thể vươn đến trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Do vậy, giả sử bài viết cũ của bạn đã nằm ở vị trí đầu tiên ở trang kết quả thứ hai, nếu bỏ qua nó thì bạn đã bỏ lỡ tất cả lượng traffic mà mình đã có được.
Bằng cách kiểm tra, cập nhật và xuất bản lại bài viết cũ, bạn đã có cơ hội có thêm nhiều lượt chia sẻ và liên kết tới bài viết đó nhiều hơn, nghĩa là bạn có nhiều cơ hội hơn để lọt vào top nội dung nằm trên trang đầu tiên của danh sách kết quả tìm kiếm.
Nếu chỉ tập trung vào nội dung cũ thì khả năng để có chỗ đứng trên trang này thậm chí là bằng không.
Nếu bài viết cũ là nội dung theo xu hướng thì bạn nên cập nhật nó thường xuyên theo các thay đổi của xu hướng đó, chẳng hạn như các nội dung có liên quan đến ngày lễ, kỷ niệm hay sự kiện.
Nếu một bài viết cũ vẫn còn hữu ích, bất kể nó được xuất bản vào thời gian nào thì việc chỉnh sửa và cập nhật lại cũng sẽ rất có lợi. Bởi lẽ, không phải ai cũng đã từng có cơ hội được đọc nội dung đó và với những nội dung có giá trị lâu dài, thiết thực thì người dùng sẽ không ngần ngại chia sẻ thêm một lần nữa.
Google liên tục công bố những thay đổi liên quan đến thuật toán và một sự thay đổi đáng kể nhất trong vài năm trước đó là gã tìm kiếm khổng lồ đã chuyển hướng sang phân tích nội dung ngữ nghĩa (semantic analysis). Giờ đây, Google không chỉ tập trung tìm kiếm những nội dung khớp với từ khóa mà nó còn cố gắng để hiểu nội dung đó đề cập đến vấn đề gì.
Do vậy, tốt nhất là bạn nên tập trung vào chủ đề hơn là từ khóa để phát triển các bài viết với từ khóa liên quan và đa dạng nội dung trên blog. Điều chỉnh các bài viết cũ với thuật toán là cách thông minh nếu bạn muốn kỳ vọng có một thứ hạng tốt trên trang tìm kiếm.
Theo Entrepreneur
07 - Apr
Chúng tôi sở hữu công nghệ triển khai, vận hành...12 - Mar
Một trong những vấn đề quan tâm hiện nay của...24 - Aug
Tốc độ truy cập nhanh, dễ sử dụng hay nói...13 - Jun
Chia sẻ của một thành viên trên cộng đồng Seo...30 - May
Hướng dẫn cách cài đặt Conversion Tracking trong Google AdWords...Copyright © 2017 Nanoweb All Rights Reserved. Thiết kế web: Nanoweb